Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Đề án sáp nhập Habubank và SHB

Trong đề án sáp nhập Habubank vào SHB, SHB có trình phương án phát hành cổ phiếu để hoán đổi lấy cổ phiếu ngân hàng mới sau sáp nhập. Theo SHB đây có thể coi là cổ tức của ngân hàng, vì thế cổ đông của SHB sẽ không nhận được cổ tức trong năm 2012. Theo ông đây có đúng là cổ phiếu là cổ tức hay không? Nếu không có thể hiểu 21% cổ phiếu mà cổ đông SHB được nhận là như thế nào?

Theo tôi, đề án sáp nhập Habubank và SHB có thể thực hiện một cách đơn giản theo hướng SHB phát hành cổ phiếu mới cho cổ đông Habubank theo tỷ lệ 1 cổ phiếu Habubank hưởng 0,62 cổ phiếu SHB.

Tuy nhiên, có vẻ như Ban điều hành SHB muốn tạo ra một ngân hàng mới có số vốn điều lệ đúng bằng số vốn điều lệ của 2 ngân hàng cũ cộng lại về mặt số học thuần túy. Điều này tưởng như đơn giản nhưng lại làm phát sinh sự phức tạp về mặt kỹ thuật bởi câu hỏi là nguồn thặng dư nào để SHB chia cổ tức bằng 21% cổ phiếu thưởng?

Về mặt lý thuyết, có 3 cách để SHB và Habubank thực hiện sáp nhập theo các tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu đã đồng thuận:

Cách 1: SHB chia cổ phiếu thưởng 21% cho cổ đông hiện hữu. Sau đó phát hành thêm cổ phiếu SHB mới cho cổ đông Habubank theo tỷ lệ 1 cổ phiếu Habubank được 0,75 cổ phiếu SHB mới. Tuy nhiên, dựa theo báo cáo 2011 đã kiểm toán thì SHB không có đủ nguồn thặng dư và lợi nhuận giữ lại để chia 21% cổ tức bằng cổ phiếu. Trong trường hợp SHB xin phép cơ quan chức năng dùng thêm lợi nhuận đã kiểm toán Q1/2012 để chia cổ tức thì phương án này có thể thực hiện được.

Cách 2: Trước hết SHB phát hành cổ phiếu cho cổ đông Habubank theo tỷ lệ 1  cổ phiếu  HBB đổi 0,62  cổ phiếu SHB cũ để mua Habubank. Sau đó mỗi cổ phiếu SHB cũ lại được pha loãng thêm 21% nữa thành 1,21 cổ phiếu SHB mới. Tổng hợp lại thì 1 cp Habubank sẽ được nhận tất cả 0,75 cp SHB mới và 1 cổ phiếu SHB cũ nhận 1,21 cổ phiếu SHB mới. Tuy nhiên, ngân hàng sau sáp nhập cũng không đủ nguồn thặng dư và lợi nhuận giữ lại để thực hiện chia tách.

Cách 3: Thành lập một ngân hàng mới hoàn toàn và ngân hàng này mua lại toàn bộ tài sản và công nợ của cả Habubank và SHB. Theo đó 1 cổ phiếu SHB đổi 1,21 cổ phiếu ngân hàng mới và 1 cổ phiếu Habubank đổi 0,75 cổ phiếu ngân hàng mới. Cách này có vẻ khả thi về mặt kỹ thuật hạch toán.


Một điều lưu ý là dù vận dụng cách nào thì chúng ta cũng cần tôn trọng Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 11: Hợp nhất kinh doanh theo Phương pháp mua (Acquisition method).

Theo đó, SHB sẽ phải hạch toán được phần lợi thế thương mại (goodwill) khi mua Habubank. Giá trị lợi thế thương mại được hiểu là phần chênh giữa giá mua thực tế và giá trị hợp lý (fair value) của tài sản thuần / doanh nghiệp được mua.

Theo đề án sáp nhập thì giá trị sổ sách của Habubank tại ngày 29/02/2012 sau khi soát xét đặc biệt chỉ còn khoảng 200 tỷ VND (lỗ lũy kế 4.066 tỷ VND - nếu lập dự phòng đầy đủ). Trong khi đó tiền mua HBB ước tính khoảng 2.600 tỷ VND. Do đó giá trị lợi thế thương mại đối với phần mua HBB phải ghi nhận là khá lớn.

Gần đây TTCK Việt Nam chứng kiến thương vụ sáp nhập VPL vào VIC. So sánh với cách thức thực hiện thương vụ này thì đề án sáp nhập của Habubank vào SHB có gì khác?

Phương án sáp nhập của VPL vào VIC cũng được tiến hành theo hình thức hoán đổi cổ phiếu, tuy nhiên VPL trở thành công ty con 100% của VIC.

Với đề án sáp nhập của Habubank vào SHB thì Habubank sẽ bị giải thể pháp nhân và có thể hiểu SHB mua toàn bộ tài sản và công nợ (bao gồm cả công nợ tiềm ẩn) của HBB để hình thành một ngân hàng mới có quy mô lớn hơn.

Với phương án phát hành thêm của SHB thì giá tham chiếu trong ngày không hưởng quyền có điều chỉnh hay không?

Hiện chưa rõ SHB sẽ chọn phương án triển khai nào trong 3 phương án trên nhưng nếu SHB tiến hành pha loãng cổ phiếu SHB mới theo bất kỳ cách thức nào thì tại ngày giao dịch không hưởng quyền, giá cổ phiếu SHB sẽ phải điều chỉnh giảm xuống 21%.

Đề án sáp nhập của SHB nêu ra có tác động như thế nào tới lợi ích cổ đông 2 bên? Việc công ngang vốn điều lệ sẽ có ý nghĩa thế nào đối với ngân hàng sau sáp nhập?

Tôi nghĩ về mặt tài chính và lợi ích của các cổ đông 2 bên, phương án trên không có vấn đề gì. Việc cộng ngang vốn điều lệ sẽ giúp ngân hàng sau sáp nhập giữ được quy mô vốn điều lệ cũ, do đó phần nào có lợi trong việc quảng bá hình ảnh quy mô cũng như tính toán tỷ lệ an toàn vốn (CAR).

Tuy nhiên, như để nói trên, việc xử lý kế toán cần phải đảm bảo việc tuân thủ các Chuẩn mực kế toán cũng như các quy định tài chính hiện hành.

Với đề án sáp nhập SHB nêu khác thương vụ đã thực hiện thì có vi phạm quy định nào của pháp luật hay không cũng như có tiền lệ hay chưa? So với thương vụ VPL và VIC thì có gì khác? Nếu cổ đông chấp thuận việc sáp nhập này thì tiến trình thực hiện sẽ diễn ra thế nào? 2 ngân hàng sẽ đều phải hủy niêm yết hay chỉ ngân hàng bị sáp nhập là hủy niêm yết như trường hợp VPL?

Nếu tính các thương vụ lớn được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thì tôi nghĩ là đề án sáp nhập này có lẽ là chưa có tiền lệ. Tuy nhiên, nếu cơ quan chức năng thông qua thì hoàn toàn có thể thực hiện được.

Về mặt tiến trình, nếu chọn phương án thành lập ngân hàng mới thì phải chuyển toàn bộ tài sản, công nợ (bao gồm cả công nợ tiềm ẩn) của cả HBB và SHB sang một ngân hàng mới hoàn toàn. Sau đó làm thủ tục hủy niêm yết và giải thể doanh nghiệp đối với các ngân hàng bị mua.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là việc quy hoạch lại mô hình tổ chức, mạng lưới chi nhánh, nhân sự, điều chỉnh sự khác biệt về văn hóa của 2 ngân hàng sau sáp nhập để đạt hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư.

>> Habubank đẩy lùi nợ xấu - Bảng tóm tắt điều lệ sáp nhập
>> Nhiều ngân hàng sáp nhập không riêng Habubank  

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Việc sáp ngập sẽ hoàn tất trong năm 2012

Ngày 15/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 3651/NHNN-TTGSNH chấp thuận nguyên tắc việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội. Kết thức giai đoạn 1.

Theo đó, Thống đốc NHNN chấp thuận nguyên tắc việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội theo Đề án sáp nhập trình NHNN kèm theo Công văn số 110/HĐQT ngày 12/6/2012 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.

NHNN yêu cầu, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 của NHNN quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng, trình Thống đốc NHNN xem xét chấp thuận sáp nhập.

Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hội đồng quản trị của SHB, cho biết, trong đề án sáp nhập với SHB mà Habubank đã trình ra Đại hội cổ đông, có một chi tiết sẽ điều chỉnh khi trình ra đại hội của SHB. Cụ thể, trong đề án của Habubank là sau sáp nhập 3 năm sẽ xử lý xong khoản nợ xấu 1.829 tỷ đồng của Habubank, nhưng dự kiến tại đại hội của SHB số nợ xấu này sẽ xử lý ngay trong năm 2012. Dự kiến, ngân hàng sau sáp nhập sẽ có lãi vào năm 2013.

Cũng theo ông Hiển, sau sáp nhập, vẫn không "trộn" 2 ngân hàng về nhân sự, cơ cấu... mà tổ chức, cơ chế hoạt động của HBB vẫn được giữ nhưng theo định hướng của SHB. SHB chủ yếu hỗ trợ thêm nguồn vốn, lãi suất cho HBB vì nguồn tiền của SHB hiện dồi dào để thực hiện điều này. Tuy nhiên, ông Hiển cho biết thêm, các cổ đông HBB sẽ không được hưởng cổ tức trong năm 2012, vì họ đã được hưởng cổ tức khi hoán đổi cổ phiếu HBB thành SHB là 0,21%.

Việc hoán đổi cổ phiếu Habubank thành SHB sau đại hội cổ đông sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. "Riêng hoán đổi tỷ lệ bao nhiêu do 2 bên thỏa thuận, Ngân hàng Nhà nước không can thiệp," ông Hiển nói. Sau khi thực hiện hoán đổi xong, cơ quan chức năng sẽ hủy niêm yết của cổ phiếu Habubank. Còn giá cố phiểu của ngân hàng sau sáp nhập sẽ do thị trường quyết định.

Tin liên quan
>> Giảm dần nợ xấu - diễn biến cổ phiếu Habubank
>> Habubank vượt qua giai đoạn 1 của việc sáp nhập

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Không phát hành 960 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi

Theo kế hoạch đã được thông qua, Habubank dự kiến phát hành 960 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chấp thuận cho Habubank thực hiện phát hành vào quý 4/2011.

Tuy nhiên vào quý 4/2011, tình hình tài chính ngân hàng khó khăn và vấn đề báo chí đưa tin Habubank nợ xấu gây nên nhiều vấn đề và hơn nữa thị trường chứng khoán lúc này cũng chưa có dấu hiệu hồi phục. 

Habubank cho rằng việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán là không khả thi. Trước tình hình đó, Habubank quyết định không phát hành 960 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi theo kế hoạch như Ủy ban Chứng khoán đã chấp thuận.