Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Habubank với giai đoạn 2010 - 2012

Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển HABUBANK đã khẳng định được vị thế trên thị trường tài chính và khách hàng.

 

Dưới đây là mc tiêu chiến lược HABUBANK giai đon 2010 - 2012

- Tối đa hoá giá trị đầu tư của các cổ đông. Giữ vững tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và tình hình tài chính lành mạnh

- Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực cán bộ HABUBANK phải luôn là Ngân hàng đi đầu trong ngành ngân hàng trong việc sáng tạo và phát triển các chính sách đãi ngộ cũng như phát triển sự nghiệp cho các cán bộ của mình

- Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với HABUBANK. Phát triển HABUBANK thành một trong tốp 5 ngân hàng Việt nam “được lựa chọn” do chất lượng dịch vụ tốt nhất bởi các doanh nghiệp cầu tiến, hộ gia đình và cá nhân

- Phát triển HABUBANK thành một trong 3 ngân hàng được ngưỡng mộ nhất Việt nam về: quản lý tốt nhất, môi trường làm việc tốt nhất, văn hoá doanh nghiệp chú trọng khách hàng, thúc đẩy hợp tác và sáng tạo nhất, và linh hoạt nhất khi môi trường kinh doanh thay đổi

- Góp phần tích cực làm vững chắc thị trường tài chính trong nước.

Tin liên quan:
Habubank mở rộng thị trường
Habubank hưởng ứng Giờ trái đất 2012

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Nổi bật của Habubank

Xét về tổng thể, có thể đánh giá HABUBANK luôn là Ngân hàng được đánh giá cao trên nhiều phương diện. Cụ thể:


Về nhân sự
HABUBANK có đội ngũ nhân viên trẻ tuổi và đầy nhiệt huyết (tuổi bình quân là 28), năng động, sáng tạo, đoàn kết và có mong  muốn gắn bó trung thành với HABUBANK.

Đội ngũ Ban Điều Hành và Cán Bộ quản lý tâm huyết đoàn kết và có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính

Quản trị điều hành có sự nhất trí cao từ HĐQT đến BĐH

Chất lượng dịch vụ
Được khách hàng đánh giá là nhà cung cấp dịch vụ chu đáo, nhiệt tình và nhanh chóng Ngoài ra, HABUBANK còn được ghi nhận và đánh giá cao bởi các ngân hàng toàn cầu (HSBC, Wachovia, Citibank) công nhận điện chuẩn từ 98 - 100%.

Bên cạnh đó, cấu trúc tài chính của HABUBANK được đánh giá là vững chắc, có hiệu quả hoạt động cao, phát triển bền vững và ổn định. Đây cũng chính là 3 tiêu chí Ngân hàng được Tạp chí The Banker bình chọn HABUBANK là Ngân hàng xuất sắc Việt nam trong 3 năm liên tiếp (2006, 2007, 2008), vượt lên nhiều đối thủ là các tập đoàn tài chính, các ngân hàng toàn cầu trong nước, khu vực cũng như trên thế giới.

Cơ chế kiểm soát rủi ro
HABUBANK đã thiết lập được hệ thống Kiểm Soát Rủi Ro theo hướng tập trung, do đó từ HĐQT đến BĐH nắm được tương đối sát các hoạt động kinh doanh của ngân hàng đảm bảo có hướng quản lý chỉ đạo kịp thời phù hợp với xu thế và sự biến động không ngừng của thị trường trong nước và thế giới.

Thể hiện rõ chiến lược chú trọng khách hàng
Chiến lược chú trọng khách hàng của HABUBANK được thể hiện từ việc thiết kế các quầy giao dịch đến bố trí các phòng ban, hệ thống quy trình công việc đều chú trọng đến việc tạo tiện ích tối đa cho khách hàng. Các nhân viên HABUBANK đều được đào tạo theo hướng chú trọng khách hàng để phục vụ khách hàng chu đáo tận tình. HABUBANK được đánh giá là Ngân hàng có dịch vụ khách hàng thân thiện và chu đáo nhất.

Các tin liên quan
Habubank không ngừng cố gắng
Habubank và hướng phát triển
Habubank vượt qua khó khăn về nợ xấu

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Hết nợ xấu hội nhập là một xu thế tất yếu

 Hết nợ xấu hội nhập là một xu thế tất yếu, nhận thức được điều đó, HABUBANK đã có nhiều giải pháp chuẩn bị để thích ứng được trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt mới như:

+  Habubank thực hiện tăng vốn điều lệ để nâng cao tiềm lực tài chính và đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng, mạng lưới chi nhánh trực thuộc;

+ Habubank hợp tác, liên kết với các cổ đông chiến lược như Deutsche Bank, một trong những tổ chức tài chính quốc tế rất có uy tín đểtừng bước mở rộng mối quan hệ, thị trường cũng như thông qua đó tiếp thu được kinh nghiệm quản lý, điều hành, đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ.

+ Habubank nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

+ Habubank hết nợ xấu mở rộng nhanh hệ thống thanh toán và mạng lưới ...;

+ Habubank hiện đại hoá công nghệ, nhất là triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống Core-banking ...;

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Ngân hàng Habubank hết nợ xấu khi sát nhập

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã phát đi thông điệp ủng hộ việc sáp nhập hai ngân hàng Habubank và SHB. Cụ thể, việc sáp nhập với SHB sẽ giúp hai ngân hàng sáp nhập tiến tới trở thành một định chế tài chính vững mạnh và thương hiệu cũng mạnh hơn; Habubank sẽ không còn nợ xấu. Hai ngân hàng sáp nhập có cơ hội để cùng điều hành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sau giai đoạn sáp nhập; mở rộng khả năng phát triển dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ do mạng lưới phân phối dịch vụ, thị phần lớn hơn; bổ sung lợi thế về quy mô trong phát triển kinh doanh, trong quản lý chi phí; những điểm mạnh của ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hỗ trợ cho Habubank và ngược lại Habubank có nhiều điểm mạnh để hỗ trợ ngân hàng nhận sáp nhập.

SHB và Habubank sát nhập, nợ xấu được giải quyết

Ngoài ra, còn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình sáp nhập do việc sáp nhập nằm trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo Habubank, kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân...

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Cách tính nợ quá hạn của ngân hàng


Habubank - Bắt đầu từ 1/7, ngành ngân hàng sẽ áp dụng quy định mới về chuyển nợ vay của khách hàng sang nợ quá hạn. Ông Trần Ngọc Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP HCM đã trao đổi với báo chí về vấn đề này.


- Xin ông cho biết rõ hơn về quy định mới?

- Theo quy chế cho vay mới của Ngân hàng Nhà nước, khi đến kì hạn trả nợ gốc và lãi, nếu khách vay không trả đúng hạn và không được điều chỉnh kì hạn nợ vay hoặc không được gia hạn nợ thì tổ chức tín dụng chuyển toàn bộ số nợ còn lại sang nợ quá hạn. Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định này để đưa việc tính nợ quá hạn tại các ngân hàng theo đúng thông lệ quốc tế, giúp phản ánh đúng thực trạng chất lượng tín dụng.

- Quy định mới có gì khác với qui định trước?

- Khác nhiều, chỉ cần người vay không thực hiện đúng các cam kết của mình trong hợp đồng tín dụng và không được tổ chức tín dụng chấp nhận gia hạn nợ thì tất cả khoản nợ còn lại đều bị chuyển sang nợ quá hạn. Ví dụ, một người vay 10 triệu đồng trả góp trong 10 tháng, mới góp được hai kì, đến kì trả thứ ba nhưng người đó vẫn chưa trả thì tổ chức tín dụng sẽ chuyển toàn bộ số nợ vay còn lại, tức tám kì nợ vay sang nợ quá hạn. Không chỉ chậm trả vốn gốc, nếu khách hàng chậm nộp lãi thì ngân hàng cũng chuyển toàn bộ số vốn còn nợ sang nợ quá hạn.

- Như vậy các khoản vay của người vay trả góp và hộ nông dân sẽ dễ bị chuyển thành nợ quá hạn.. Có cách xử lý nào khác cho linh hoạt hơn?

- Ngân hàng Nhà nước đã hướng dẫn và cho phép các tổ chức tín dụng được xử lý như sau: trước hết phải hướng dẫn cho khách vay biết và thực hiện theo quy định mới về chuyển nợ quá hạn. Ngân hàng chủ động đôn đốc khách vay trả nợ đúng hạn; thỏa thuận với khách vay định kì thu lãi phù hợp với chu kì sản phẩm cây trồng và vật nuôi và kì thu nhập của mình; hoặc có thể thỏa thuận ngay trong hợp đồng tín dụng để khách có thể trả lãi vay chậm hơn một số ngày, nếu họ không trả và không có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì mới chuyển sang nợ quá hạn.

- Lãi suất nợ quá hạn được tính thế nào? Người vay sau đó đã thanh toán sòng phẳng thì ngân hàng có tiếp tục để nợ quá hạn?

- Theo quy định chung, lãi suất nợ quá hạn mà tổ chức tín dụng được tính tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn. Trường hợp khách vay chậm thanh toán một kì, có thể chuyển toàn bộ qua nợ quá hạn nhưng chỉ tính lãi quá hạn trên khoản nợ mà khách hàng đã không trả đúng hạn, còn phần nợ gốc chưa đến kì hạn trả thì vẫn tính theo lãi suất cho vay theo hợp đồng tín dụng.

Trường hợp đến thời điểm cuối cùng của thời hạn cho vay mà khách vay vẫn không trả hết số nợ gốc và nợ lãi, không được tổ chức tín dụng gia hạn thì sẽ tính lãi suất quá hạn trên toàn bộ dư nợ gốc đã chuyển.

Trường hợp khách vay trễ hạn, bị chuyển nợ quá hạn nhưng sau đó đã thanh toán sòng phẳng sẽ thực hiện chuyển toàn bộ dư nợ còn lại của các khoản vay đó từ nợ quá hạn vào nợ trong hạn.

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Hiểu thế nào về đảo nợ ngân hàng

Habubank - Đảo nợ là gì ? Những khái niệm dưới đây phần nào giúp những ai chưa hiểu được thế nào là '' đảo nợ ngân hàng '' , thì chí ít cũng hình dung ra được '' đảo nợ ''  là tốt hay xấu .

Khái niệm 01

Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa, cách hiểu về cụm từ "đảo nợ ngân hàng" nhưng hiểu một cách đơn giản, đảo nợ là thay món nợ cũ bằng một món nợ mới. Bản thân cụm từ này không có lỗi, nhưng nhiều người biến tấu vận dụng nó theo nghĩa tiêu cực nên Ngân Hàng Nhà Nước liệt vào dạng vi phạm và bị phạt hành chính được nêu trong nghị định 202 .

Xuất phát từ quan điểm trên, chúng ta đi vào phân tích ắt sẽ có cái nhìn thấu đáo hơn:

 01. Một người vay nợ do làm ăn không hiệu quả dẫn đến mất khả năng trả nợ khi đáo hạn. Họ sẽ làm gì để trả có thể trả nợ? Ngân hàng bị ảnh hưởng gì? Trước tiên, ngân hàng sẽ bị thiệt do không thu hồi nợ đúng thời hạn, nợ xấu tiềm năng gia tăng dẫn đến trích dự phòng tăng kéo theo chất lượng tín dụng không tốt tiếp theo vốn khả dụng giảm tiếp theo nữa cho vay giảm và cuối cùng lợi nhuận bị ảnh hưởng.

Do đó để tránh tình trạng này, Ngân Hàng (chủ yếu là cán bộ tín dụng) kết hợp với khách hàng "hô biến" món nợ xấu (cũ) thành món nợ mới (tốt như bình  thường) bằng cách làm lại hợp đồng mới tái vay cho khách hàng (không cần phải trả nợ - cách này bị ngân hàng cấm) hoặc cách khác khách hàng có thể vay ở ngoài để trả nợ trước sau đó Ngân hàng cho khách hàng vay lại, tức là " vay cũ " thành " vay mới ". Nói chung, về nguyên tắc cách này không tốt và cực kỳ nguy hiểm, bởi khách hàng làm ăn không hiệu quả mà "tái vay" thì lại càng nguy hiểm.

02. Khách hàng đang làm ăn tốt, khi món nợ đến kỳ đáo hạn ngân hàng nhưng khách hàng chưa thu tiền về kịp, khi đó họ sẽ làm gì để trả nợ cho Ngân Hàng? Khách hàng sẽ vay món tiền trước, sau đó trả nợ ngân hàng và xin vay lại vì đang làm ăn tốt. Sau đó tiền về họ trả lại ngân hàng (bank) và tái kinh doanh. điều này ko xấu nhưng rất hiếm khi xảy ra.

Khái niệm 02

Có thể nói đảo nợ được định nghĩa một cách đơn giản, đó là cho giải ngân một hợp đồng mới để trả nợ cho hợp đồng cũ (cụm từ đảo nợ ở đây được hiểu theo đúng nghĩa đen). Hiện tượng đảo nợ hoàn toàn bị nghiêm cấm tại các tổ chức tín dụng theo quy chế cho vay vốn của ngân hàng nhà nước, và chỉ Chính Phủ mới được phép thực hiện nghiệp vụ này.

Có thể lấy một ví dụ đơn giản về đảo nợ như sau: Một khách hàng cá nhân vay một khoản vốn ngắn hạn 01 năm với mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, đến thời hạn trả nợ, nguồn vốn vay ngân hàng chưa được thu hồi. Khoản vay có nguy cơ bị chuyển quá hạn. Ngân hàng nhận thấy đây là khách hàng tốt, rủi ro xảy ra là bất khả kháng chứ ko có dấu hiệu cố tình không trả nợ. Ngân hàng dùng nghiệp vụ đảo nợ:

Một hợp đồng tín dụng mới được thiết lập với phương án vay hoàn toàn mới, số tiền vay mới bằng số tiền vay cũ. Thực chất tiền không ra khỏi kho của Ngân hàng, chỉ là sử dụng tiền của món vay mới để trả nợ cho món vay cũ. Chứng từ kế toán phải được sửa lại sao cho tiền phải vào để tất toán món vay cũ trước rồi mới giải ngân cho món mới (nếu ko thanh tra sẽ phát hiện ra đây là đảo nợ, các trường hợp bị phát hiện sẽ bị xử lý rất nghiêm).

Khái niệm 03

Thứ nhất. Hiện chưa có bất cứ định nghĩa, quy định cụ thể nào về vấn đề "đảo nợ" ngoại trừ một số văn bản có đề cập đến đảo nợ tuy nhiên cũng không nói rõ đảo nợ là gì, có nghiêm cấm hay không.

Thứ 2. Theo cách hiểu thông thường, đảo nợ là cho vay 1 khoản vay mới để trả nợ khoản vay cũ đến hạn, tức là "hô biến" 1 khoản vay tới hạn, có khả năng quá hạn thành một khoảng vay mới hoàn toàn sạch sẽ. Tuy nhiên cần biết việc trả dứt một khoản nợ và tiếp tục vay một khoản khác được xem như bình thường và không phải là đảo nợ.

Thông thường, khi đến hạn mà khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng có các cách xử lý: (1) chuyển nợ qua hạn (2) Gian hạn nợ - cách này thường dùng; xử lý như trên tuy phản ánh trung thực chất lượng của khoản vay nhưng ảnh hưởng đến phân nhóm nợ của ngân hàng và làm tăng chi phí dự phòng. (3) Dùng kỹ thuật: mặc dù không có quy định cụ thể nhưng các ngân hàng không bao giờ dám "đảo nợ" theo cách mô tả ở trên (ngoại trừ trường hợp mua bán nợ, tái cấu trúc món nợ có quy định riêng), do đó một số chi nhánh của các ngân hàng chọn cách thức sau để đảm bảo "hình ảnh đẹp" của dư nợ vay, đó là họ yêu cầu khách hàng "tìm cách" trả dứt món nợ tới hạn, sau đó lại cho vay món mới theo kế hoach kinh doanh mới mà thực chất là tiếp tục món nợ cũ.

"Tìm cách" đảo nợ như thế nào? câu hỏi được trả lời trên mục rao vặt của rất nhiều tờ báo: "nhận đáo hạn, giải chấp ngân hàng, thủ tục nhanh, uy tín, phí thấp. Các dịch vụ loại này hiện khá phát đạt, tuy nhiên kinh nghiệm ở một số bang của Mỹ cho thấy các dịch vụ loại này góp phần tạo nên sự sụp đổ của hệ thống tín dụng nên đã bị cấm, dù vậy một số bang khác vấn cho phép hoạt động.

Thứ 3. Câu hỏi đặt ra vậy ở nước ta có "đảo nợ" không? Xin thưa theo cách hiểu đề cập ở mục thứ 2 thì không. Nhưng hoạt động tương tự (như đề cập ở phần cuối mục thứ 2) thì cũng không....biết có bao nhiêu mà nói...

Và đánh giá của người trong cuộc...

Đối với ngân hàng Nhà Nước, việc đảo nợ là nghiêm cấm, tuy nhiên đối với các Ngân hàng thương mại thì việc đảo nợ là đương nhiên vừa đảm bảo tránh trích lập dự phòng vừa hỗ trợ được đối với những khách hàng tốt. Tuy nhiên việc đảo nợ thế nào cho hợp lý thì lại là một vấn đề đối với từng cán bộ tín dụng, vì không ở đâu dám công khai dạy việc này, và để khi thanh tra nhà nước có sờ vào biết và cũng cho qua, việc đảo nợ phải đảm bảo:

- Thời gian trả tiền vào và thời gian giải ngân là khác nhau: Cụ thể là phải khác ngày vì cuối ngày in sao kê 2 món có cùng số tiền, cùng KH và có cả 2 nghiệp vụ phát sinh có nghĩa là đảo nợ khống.

- Với khái niệm 02 hoàn toàn không ổn: Trường hợp 1 đã nêu ở trên, trường hợp sau nếu xảy ra cùng với việc tiền không ra khỏi ngân hàng đồng nghĩa với việc chênh lệch giữa báo cáo quỹ và quỹ thực tế - việc này đồng chí trưởng phòng dịch vụ khách hàng không bao giờ chấp nhận, và việc sửa chứng từ điện tử là điều không tưởng.

- Trường hợp dùng tên người khác làm món vay mới là chấp nhận được, tuy nhiện để hoàn thiện được một bộ hồ sơ là tương đối mất thời gian.

- Ta có thể dùng nguồn tiền khác ngoài kinh doanh của khách hàng để đảo nợ, việc này cán bộ tín dụng tinh ý sẽ biết là gì và nguồn rất nhiều. Tuy nhiên để làm được, cán bộ tín dụng và khách hàng phải chủ động tránh để nước đến chân mới nhảy.

Tóm lại: Để đảo nợ ngân hàng thành công phải hội tụ đủ yếu tố: Khác thời gian và thực sự phải có nguồn tiền nộp vào đúng hạn, đảo nợ ngân hàng khống trách nhiệm đầu tiên sẽ thuộc về lãnh đạo và khi đó ngân hàng nhà nước vừa phạt nặng vừa cười cho vì trình độ yếu kém.

Thế nào là đáo hạn ngân hàng?

Habubank - Đáo hạn ngân hàng (bank) được hiểu: Khi đến hạn vốn gốc khách hàng phải hoàn trả vốn gốc đúng theo hợp đồng tín dụng ( kỳ hạn vay, phân kỳ, số tiền gốc theo hợp đồng tín dụng ).


Trong thời kỳ lạm phát như ở Việt Nam, các cá nhân hay doanh nghiệp thường chọn phương pháp huy động vốn bằng cách vay vốn thế chấp tại ngân hàng (bank). Đây là một cách kinh doanh khôn ngoan. Sẽ không có vấn đề gì nếu như đến kì đáo hạn ngân hàng, khách hàng đã đầu tư hết nguồn vốn vào công việc kinh doanh, dẫn đến việc gặp khó khăn trong công tác hoàn tất thủ tục đáo hạn ngân hàng.

Từ nhu cầu cần được giải chấp của Người đi vay và của cả phía ngân hàng muốn khách hàng phải thanh lý nợ gốc đúng hạn, ta đã có khái niệm về "đáo hạn ngân hàng"

Việc đảo nợ ngân hàng tại Việt Nam xảy ra rất thường xuyên đến mức thông thường và được xem như là việc đáo hạn ( dùng từ "đáo hạn" này nhiều rồi thành quen), do đó hầu hết mọi người khi đảo nợ thường xem như là mình đang "đáo hạn". Và việc đảo nợ ngân hàng là điều không được cho phép của Ngân hàng nhà nước vì hồ sơ tín dụng khách hàng có vấn đề : (Phương án kinh doanh và phương án trả nợ không đúng hoặc có sai lệch gì so với thực tế nên không trả nợ đúng hạn được). Cần phải báo cáo cho ngân hàng nhà nước.